Latest topics
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 50 người, vào ngày Tue 15 Oct 2024, 7:29 am
Statistics
Diễn Đàn hiện có 49 thành viênChúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Đỗ Cường
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 614 in 450 subjects
TẬN TÂM - PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG VÀ CẦN CÓ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO MỤC VỤ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TẬN TÂM - PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG VÀ CẦN CÓ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO MỤC VỤ
Cộng đồng là một tổ chức vận động và luôn phát triển, sự phát triển của cộng đồng phụ thuộc cả vào điều kiện bên ngoài và những điều kiện bên trong, vào hoàn cảnh khách quan và chủ quan của cộng đồng. Trong đó, yếu tố bên trong đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, một tổ chức hay một cộng đồng nào muốn ổn định và phát triển cũng cần có một người lãnh đạo. Và nếu người lãnh đạo giỏi sẽ giúp cho tổ chức hay cộng đồng của mình phát triển cách mau chóng và mạnh mẽ. Vậy thế nào là một người lãnh đạo? Một người lãnh đạo cần có yếu tố gì?
Theo House, R. J. trong cuốn sách "Culture, Leadership, and Organizations: The Globe Study of 62 Societies" (2004) định nghĩa rằng: "người lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc".[1]
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một người lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, người lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó.
Tuy nhiên, bản thân người lãnh đạo cũng cần có những phẩm chất cần thiết để có thể phù hợp với hoàn cảnh cộng đồng hiện nay và giúp cho cộng đồng ổn định, phát triển tốt nhất. Đặc biệt, trong công tác mục vụ hiện nay, rất phức tạp và đòi hỏi cao hơn thì vai trò của người lãnh đạo có một tầm quan trọng cao hơn, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công việc. Vì thế, yêu cầu về phẩm chất của người lãnh đạo mục vụ cũng thể hiện rõ nét hơn.
Theo tôi, trong công tác mục vụ hiện nay, sự tận tâm là phẩm chất quan trọng mà một người lãnh đạo tốt cần có.
Sự tận tâm của người lãnh đạo nói chung
Sự tận tâm là phẩm chất phân biệt người thực tế và kẻ mộng mơ. Chẳng ai theo những người lãnh đạo thiếu tận tâm. Sự tận tâm được thể hiện dưới nhiều hình thức, gồm thời gian đầu tư cho công việc, cách nâng cao năng lực, hay sự giúp đỡ không vụ lợi. Người tận tâm: biết đặt ra mục tiêu, cam kết thực hiện, và dám trả giá để đạt được chúng.
Người tận tâm có một lòng say mê dành cho chính công việc đang làm - những người như thế luôn tìm kiếm những gì có tính cách thách thức trí sáng tạo, luôn ham thích học hỏi, luôn có cảm giác vô cùng hãnh diện khi hoàn thành tốt công việc mình được giao.
Họ cũng luôn thể hiện nhiệt tâm muốn cải thiện chuyện này việc kia sao cho tốt hơn. Những người có nhiệt tâm như thế thường có vẻ hiếm khi nào bằng lòng để yên những gì là nguyên trạng. Bao giờ họ cũng tự đặt cho mình các câu hỏi liên quan đến việc tại sao cứ phải giải quyết công chuyện theo cách này mà không phải theo cách kia; bao giờ họ cũng hăm hở tìm cách sáng kiến ra và áp dụng các giải pháp mới mẻ vào công việc họ đang làm.
Lấy thí dụ, anh quản lý một hãng mỹ phẩm kia cảm thấy bực bội vì luôn phải đợi đến hai tuần lễ mới nhận được bản báo cáo kết quả kinh doanh của các nhân viên anh. Cuối cùng, anh đã cất công tìm ra và cho lắp đặt một hệ thống điện thoại vận hành bằng kỹ thuật tự động; hệ thống này sẽ tự động gửi tin nhắn đến các nhân viên bán hàng vào lúc 5 giờ chiều hằng ngày, nhắc nhở họ báo cáo ngay kết quả kinh doanh - số cuộc điện thoại họ đã gọi để giao dịch, và số sản phẩm họ đã bán ra được - trong ngày. Hệ thống này đã giúp rút ngắn lại thời gian báo cáo kết quả kinh doanh từ mấy tuần lễ xuống còn mấy giờ đồng hồ. [2]
Bản chất của sự tận tâm là:
• Sự tận tâm đến từ trái tim
• Tận tâm được kiểm chứng bằng hành động
• Sự tận tâm mở cửa tới thành công
Người nào cống hiến hết mình thì sẽ còn sống mãi.
Sự tận tâm của người lãnh đạo mục vụ
Công tác mục vụ hiện nay bao gồm rất nhiều lĩnh vực: mục vụ giới trẻ, mục vụ di dân, mục vụ hôn nhân gia đình, mục vụ giáo xứ, mục vụ truyền giáo,… Xã hội đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, trình độ dân trí cũng được nâng cao, các tệ nạn và trào lưu mới cũng đang đua nhau hình thành và du nhập,… như thế đòi hỏi đối với người lãnh đạo cộng đồng cũng rất cao. Tuy nhiên, đối với một nhà lãnh đạo tận tâm họ luôn biết cách để đối phó và tìm ra cách giải quyết công việc sao cho hiệu quả, phù hợp với với tình hình và hoàn cảnh phức tạp đó bằng sự nhiệt tình với công việc, nhiệm vụ của mình; đồng thời, họ không ngừng học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để thăng tiến bản thân, thăng tiến cộng đồng.
Như vậy, người lãnh đạo mục vụ tận tâm là người hết lòng với công việc với tinh thần trách nhiệm cao, không quản ngại hao phí thời gian cá nhân, không vụ lợi, chỉ cốt làm sao cho cộng đồng mình thăng tiến, phát triển. Người lãnh đạo tận tâm sẽ không ngừng làm việc, không ngừng sáng tạo, năng nổ trong công việc, họ dốc lòng vì công việc vì cộng đồng mà không biết mệt mỏi hay tính toán riêng tư. Nếu cộng đồng có một người lãnh đạo tận tâm, qua tấm gương phục vụ của họ sẽ thu hút sự tham gia xây dựng cộng đồng của các thành viên khác cách tích cực hơn. Sự tận tâm sẽ thúc đẩy họ yêu mến công việc, yêu mến cộng đồng và hết lòng dấn thân phục vụ cộng đồng. Người lãnh đạo mục vụ tận tâm sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến, tôn trọng và sẵn sàng nghe theo sự chỉ đạo của họ.
Đồng thời, qua sự tận tâm trong việc làm của họ, chúng ta nhận ra người lãnh đạo mục vụ này có “cái tâm” hay không, đời sống thiêng liêng thế nào; hay nói cách khác, người lãnh đạo mục vụ mà làm công việc và nhiệm vụ của mình xuất phát từ bên trong và họ là những người có đời sống thiêng liêng tốt thì họ sẽ thể hiện là người lãnh đạo tận tâm, nhiệt thành. Họ không còn nghĩ hay phân biệt mình ở địa vị nào lãnh đạo hay cấp dưới, họ luôn ý thức rằng mình làm việc là làm cho Chúa, noi gương Chúa làm việc trong sự khiêm tốn, nhiệt thành và cả yêu thương nữa.
Chẳng hạn, một cha sở tận tâm hết lòng lo cho giáo dân sẽ được giáo dân kính trọng, ủng hộ và nghe theo lời cha dạy. Như tại giáo xứ Bình Hoà, giáo phận Xuân Lộc, đây là một giáo xứ vùng quê nghèo, đời sống kinh tế giáo dân còn nhiều khó khăn. Cha sở Giuse Trần Văn Thắng mới về phục vụ ở đây được 5 năm. Chỉ 5 năm ngắn ngủi cha đã vực dậy đời sống đạo đang trên đà sa sút và phần nào giúp cách cho giáo dân trong giáo xứ phát triển kinh tế. Cha không giàu có cũng không tài giỏi về mặt tri thức nhưng cha có một tấm lòng tận tâm, tận tuỵ với đoàn chiên, với giáo xứ. Cha tận tâm trong công việc phụng vụ như soạn bài giảng kỹ lưỡng, năng ngồi toà giải tội; cũng như cha nhiệt tình trong công tác mục vụ với việc mở nhiều lớp giáo lý, tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt cho giới trẻ, tổ chức quyên góp giúp đỡ, thăm hỏi nhiều gia đình nghèo, khó khăn; ngay việc sửa sang nhà thờ, ngày ngày mọi người vẫn thấy cha trong bộ đồ lao động cùng anh em công nhân tham gia xây dựng;… Chính nhờ sự tận tâm của cha mà giáo dân trong xứ hay cả giáo dân của các giáo xứ lân cận cũng rất yêu mến và quý trọng cha, mọi người sẵn sàng giúp đỡ và ủng hộ cha khi cha cần.
Qua đó, chúng ta thấy một người lãnh đạo tận tâm không dùng lời nói mà dùng chính việc làm của mình để chiếm lấy cảm tình, sự tín nhiệm của cấp dưới. Họ không cần nói nhiều mà lại rất được cấp dưới tin tưởng và nghe theo. Suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ nhận thấy dường như người lãnh đạo mục vụ tận tâm họ quên đi vai trò lãnh đạo của mình để cùng với cấp dưới làm việc và phấn đấu. Họ lãnh đạo mà như không phải họ là người lãnh đạo nhưng lại rất lãnh đạo.
Tóm lại, người lãnh đạo nói chung và người lãnh đạo mục vụ nói riêng phải có những phẩm chất cần thiết để có thể đáp ứng được những nhu cầu và đòi hỏi của một xã hội phát triển không ngừng và phức tạp cũng như đời sống dân trí ngày càng nâng cao như hiện nay. Như đã phân tích thì sự tận tâm là một phẩm chất không thể thiếu của người lãnh đạo, nhất là lãnh đạo mục vụ. Công tác mục vụ hiện nay phải đối diện với nhiều thách thức mới, khó khăn và phức tạp hơn nhiều, điều này cho thấy Giáo hội đang cần rất nhiều lãnh đạo tận tâm, nhiệt thành. Để có được những người lãnh đạo giỏi tận tâm thì chính Giáo hội cũng phải là người lãnh đạo giỏi để làm gương, thu hút sự tham gia tích cực của các thành viên của mình. Các thành viên, nhất là người trẻ chúng ta cũng phải không ngừng học hỏi, rèn luyện và phấn đấu để có những phẩm chất cần thiết, trước tiên là trở nên những con người nhiệt tâm với cộng đồng, với Giáo hội và sau nữa là trở thành những nhà lãnh đạo mục vụ giỏi của Giáo hội. Nhu cầu mục vụ đang ngày một lớn, đang chờ đợi bước chân của những người lãnh đạo mục vụ tận tâm, nhiệt thành, là người trẻ chúng ta phải làm gì? Câu trả lời đang nằm trong tay mỗi chúng ta, hãy trả lời và thực hiện câu trả lời đó bằng chính hành động trong cuộc sống của chúng ta.
Juse_Tôn
[1] Đặc tính của nhà lãnh đạo, x. [You must be registered and logged in to see this link.]
[2] Câu chuyện trích từ bài: Tuần Việt Nam, Nhà lãnh đạo và động lực thúc đẩy, [You must be registered and logged in to see this link.]
Theo House, R. J. trong cuốn sách "Culture, Leadership, and Organizations: The Globe Study of 62 Societies" (2004) định nghĩa rằng: "người lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc".[1]
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một người lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, người lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó.
Tuy nhiên, bản thân người lãnh đạo cũng cần có những phẩm chất cần thiết để có thể phù hợp với hoàn cảnh cộng đồng hiện nay và giúp cho cộng đồng ổn định, phát triển tốt nhất. Đặc biệt, trong công tác mục vụ hiện nay, rất phức tạp và đòi hỏi cao hơn thì vai trò của người lãnh đạo có một tầm quan trọng cao hơn, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công việc. Vì thế, yêu cầu về phẩm chất của người lãnh đạo mục vụ cũng thể hiện rõ nét hơn.
Theo tôi, trong công tác mục vụ hiện nay, sự tận tâm là phẩm chất quan trọng mà một người lãnh đạo tốt cần có.
Sự tận tâm của người lãnh đạo nói chung
Sự tận tâm là phẩm chất phân biệt người thực tế và kẻ mộng mơ. Chẳng ai theo những người lãnh đạo thiếu tận tâm. Sự tận tâm được thể hiện dưới nhiều hình thức, gồm thời gian đầu tư cho công việc, cách nâng cao năng lực, hay sự giúp đỡ không vụ lợi. Người tận tâm: biết đặt ra mục tiêu, cam kết thực hiện, và dám trả giá để đạt được chúng.
Người tận tâm có một lòng say mê dành cho chính công việc đang làm - những người như thế luôn tìm kiếm những gì có tính cách thách thức trí sáng tạo, luôn ham thích học hỏi, luôn có cảm giác vô cùng hãnh diện khi hoàn thành tốt công việc mình được giao.
Họ cũng luôn thể hiện nhiệt tâm muốn cải thiện chuyện này việc kia sao cho tốt hơn. Những người có nhiệt tâm như thế thường có vẻ hiếm khi nào bằng lòng để yên những gì là nguyên trạng. Bao giờ họ cũng tự đặt cho mình các câu hỏi liên quan đến việc tại sao cứ phải giải quyết công chuyện theo cách này mà không phải theo cách kia; bao giờ họ cũng hăm hở tìm cách sáng kiến ra và áp dụng các giải pháp mới mẻ vào công việc họ đang làm.
Lấy thí dụ, anh quản lý một hãng mỹ phẩm kia cảm thấy bực bội vì luôn phải đợi đến hai tuần lễ mới nhận được bản báo cáo kết quả kinh doanh của các nhân viên anh. Cuối cùng, anh đã cất công tìm ra và cho lắp đặt một hệ thống điện thoại vận hành bằng kỹ thuật tự động; hệ thống này sẽ tự động gửi tin nhắn đến các nhân viên bán hàng vào lúc 5 giờ chiều hằng ngày, nhắc nhở họ báo cáo ngay kết quả kinh doanh - số cuộc điện thoại họ đã gọi để giao dịch, và số sản phẩm họ đã bán ra được - trong ngày. Hệ thống này đã giúp rút ngắn lại thời gian báo cáo kết quả kinh doanh từ mấy tuần lễ xuống còn mấy giờ đồng hồ. [2]
Bản chất của sự tận tâm là:
• Sự tận tâm đến từ trái tim
• Tận tâm được kiểm chứng bằng hành động
• Sự tận tâm mở cửa tới thành công
Người nào cống hiến hết mình thì sẽ còn sống mãi.
Sự tận tâm của người lãnh đạo mục vụ
Công tác mục vụ hiện nay bao gồm rất nhiều lĩnh vực: mục vụ giới trẻ, mục vụ di dân, mục vụ hôn nhân gia đình, mục vụ giáo xứ, mục vụ truyền giáo,… Xã hội đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, trình độ dân trí cũng được nâng cao, các tệ nạn và trào lưu mới cũng đang đua nhau hình thành và du nhập,… như thế đòi hỏi đối với người lãnh đạo cộng đồng cũng rất cao. Tuy nhiên, đối với một nhà lãnh đạo tận tâm họ luôn biết cách để đối phó và tìm ra cách giải quyết công việc sao cho hiệu quả, phù hợp với với tình hình và hoàn cảnh phức tạp đó bằng sự nhiệt tình với công việc, nhiệm vụ của mình; đồng thời, họ không ngừng học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để thăng tiến bản thân, thăng tiến cộng đồng.
Như vậy, người lãnh đạo mục vụ tận tâm là người hết lòng với công việc với tinh thần trách nhiệm cao, không quản ngại hao phí thời gian cá nhân, không vụ lợi, chỉ cốt làm sao cho cộng đồng mình thăng tiến, phát triển. Người lãnh đạo tận tâm sẽ không ngừng làm việc, không ngừng sáng tạo, năng nổ trong công việc, họ dốc lòng vì công việc vì cộng đồng mà không biết mệt mỏi hay tính toán riêng tư. Nếu cộng đồng có một người lãnh đạo tận tâm, qua tấm gương phục vụ của họ sẽ thu hút sự tham gia xây dựng cộng đồng của các thành viên khác cách tích cực hơn. Sự tận tâm sẽ thúc đẩy họ yêu mến công việc, yêu mến cộng đồng và hết lòng dấn thân phục vụ cộng đồng. Người lãnh đạo mục vụ tận tâm sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến, tôn trọng và sẵn sàng nghe theo sự chỉ đạo của họ.
Đồng thời, qua sự tận tâm trong việc làm của họ, chúng ta nhận ra người lãnh đạo mục vụ này có “cái tâm” hay không, đời sống thiêng liêng thế nào; hay nói cách khác, người lãnh đạo mục vụ mà làm công việc và nhiệm vụ của mình xuất phát từ bên trong và họ là những người có đời sống thiêng liêng tốt thì họ sẽ thể hiện là người lãnh đạo tận tâm, nhiệt thành. Họ không còn nghĩ hay phân biệt mình ở địa vị nào lãnh đạo hay cấp dưới, họ luôn ý thức rằng mình làm việc là làm cho Chúa, noi gương Chúa làm việc trong sự khiêm tốn, nhiệt thành và cả yêu thương nữa.
Chẳng hạn, một cha sở tận tâm hết lòng lo cho giáo dân sẽ được giáo dân kính trọng, ủng hộ và nghe theo lời cha dạy. Như tại giáo xứ Bình Hoà, giáo phận Xuân Lộc, đây là một giáo xứ vùng quê nghèo, đời sống kinh tế giáo dân còn nhiều khó khăn. Cha sở Giuse Trần Văn Thắng mới về phục vụ ở đây được 5 năm. Chỉ 5 năm ngắn ngủi cha đã vực dậy đời sống đạo đang trên đà sa sút và phần nào giúp cách cho giáo dân trong giáo xứ phát triển kinh tế. Cha không giàu có cũng không tài giỏi về mặt tri thức nhưng cha có một tấm lòng tận tâm, tận tuỵ với đoàn chiên, với giáo xứ. Cha tận tâm trong công việc phụng vụ như soạn bài giảng kỹ lưỡng, năng ngồi toà giải tội; cũng như cha nhiệt tình trong công tác mục vụ với việc mở nhiều lớp giáo lý, tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt cho giới trẻ, tổ chức quyên góp giúp đỡ, thăm hỏi nhiều gia đình nghèo, khó khăn; ngay việc sửa sang nhà thờ, ngày ngày mọi người vẫn thấy cha trong bộ đồ lao động cùng anh em công nhân tham gia xây dựng;… Chính nhờ sự tận tâm của cha mà giáo dân trong xứ hay cả giáo dân của các giáo xứ lân cận cũng rất yêu mến và quý trọng cha, mọi người sẵn sàng giúp đỡ và ủng hộ cha khi cha cần.
Qua đó, chúng ta thấy một người lãnh đạo tận tâm không dùng lời nói mà dùng chính việc làm của mình để chiếm lấy cảm tình, sự tín nhiệm của cấp dưới. Họ không cần nói nhiều mà lại rất được cấp dưới tin tưởng và nghe theo. Suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ nhận thấy dường như người lãnh đạo mục vụ tận tâm họ quên đi vai trò lãnh đạo của mình để cùng với cấp dưới làm việc và phấn đấu. Họ lãnh đạo mà như không phải họ là người lãnh đạo nhưng lại rất lãnh đạo.
Tóm lại, người lãnh đạo nói chung và người lãnh đạo mục vụ nói riêng phải có những phẩm chất cần thiết để có thể đáp ứng được những nhu cầu và đòi hỏi của một xã hội phát triển không ngừng và phức tạp cũng như đời sống dân trí ngày càng nâng cao như hiện nay. Như đã phân tích thì sự tận tâm là một phẩm chất không thể thiếu của người lãnh đạo, nhất là lãnh đạo mục vụ. Công tác mục vụ hiện nay phải đối diện với nhiều thách thức mới, khó khăn và phức tạp hơn nhiều, điều này cho thấy Giáo hội đang cần rất nhiều lãnh đạo tận tâm, nhiệt thành. Để có được những người lãnh đạo giỏi tận tâm thì chính Giáo hội cũng phải là người lãnh đạo giỏi để làm gương, thu hút sự tham gia tích cực của các thành viên của mình. Các thành viên, nhất là người trẻ chúng ta cũng phải không ngừng học hỏi, rèn luyện và phấn đấu để có những phẩm chất cần thiết, trước tiên là trở nên những con người nhiệt tâm với cộng đồng, với Giáo hội và sau nữa là trở thành những nhà lãnh đạo mục vụ giỏi của Giáo hội. Nhu cầu mục vụ đang ngày một lớn, đang chờ đợi bước chân của những người lãnh đạo mục vụ tận tâm, nhiệt thành, là người trẻ chúng ta phải làm gì? Câu trả lời đang nằm trong tay mỗi chúng ta, hãy trả lời và thực hiện câu trả lời đó bằng chính hành động trong cuộc sống của chúng ta.
Juse_Tôn
[1] Đặc tính của nhà lãnh đạo, x. [You must be registered and logged in to see this link.]
[2] Câu chuyện trích từ bài: Tuần Việt Nam, Nhà lãnh đạo và động lực thúc đẩy, [You must be registered and logged in to see this link.]
juse_ton- Tổng số bài gửi : 5
Points : 18
Reputation : 5
Join date : 29/10/2012
Similar topics
» Khéo léo khiến người khác cảm thấy quan trọng như thế nào?
» Đức Thánh Cha kêu gọi tôn trọng ông bà và người già
» Hãy Luôn Trân Trọng & Yêu Thương Người Xung Quanh Bạn!!!!!
» Vatican trong ngày thứ nhất trống ngôi Giáo Hoàng
» Nhà thờ giáo họ Ngọc Lâm thuộc giáo xứ Thái Nguyên đang xây bị sập mái: 3 người tử nạn, 48 người bị thương
» Đức Thánh Cha kêu gọi tôn trọng ông bà và người già
» Hãy Luôn Trân Trọng & Yêu Thương Người Xung Quanh Bạn!!!!!
» Vatican trong ngày thứ nhất trống ngôi Giáo Hoàng
» Nhà thờ giáo họ Ngọc Lâm thuộc giáo xứ Thái Nguyên đang xây bị sập mái: 3 người tử nạn, 48 người bị thương
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
Thu 08 Feb 2018, 8:51 pm by dohongquang
» Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
Fri 07 Oct 2016, 1:44 pm by daiannamthang
» DỊ ỨNG XI MĂNG- phương pháp điều trị hiệu quả
Sun 11 Sep 2016, 7:21 pm by dohongquang
» Bệnh Eczema - kết hợp đông tây y điều trị hiệu quả
Mon 27 Jun 2016, 5:35 am by dohongquang
» Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh nhiệt miệng
Sat 11 Jun 2016, 9:20 am by dohongquang
» Lá thư tình Giê-su 07
Fri 18 Apr 2014, 2:13 pm by leminh
» Lá thư tình Giê-su 06
Fri 18 Apr 2014, 2:13 pm by leminh
» Lá thư tình Giê-su 05
Fri 18 Apr 2014, 2:12 pm by leminh
» Lá thư tình Giê-su 04
Fri 18 Apr 2014, 2:11 pm by leminh